Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2022

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Không thể để bùng dịch Covid-19 ở Thủ đô

Hình ảnh
Hà Nội, cũng như cả nước, đã đi qua năm 2021 khó khăn không thể nào quên. Đâu là những kinh nghiệm cần rút ra, đâu là những giờ phút khó khăn trong chống dịch?  Thưa Bí thư, ông vốn là nhà điều hành kinh tế nhưng khi trở thành người đứng đầu Đảng bộ TP Hà Nội hồi đầu tháng 3/2021, ông đã phải ngay lập tức chỉ đạo chống dịch ở Thủ đô. Làm sao ông cập nhật kiến thức dịch tễ để chỉ đạo hiệu quả cuộc chiến chống dịch trong bối cảnh Hà Nội là cửa ngõ giao thương phức tạp nhất nước? Tôi may mắn trải qua nhiều vị trí công tác từ địa phương tới trung ương nên thu được nhiều kinh nghiệm, bài học trong chỉ đạo, quản lý kinh tế - xã hội. Điều quan trọng khi làm lãnh đạo là phải sâu sát với thực tiễn, với các cấp quản lý cơ sở và với người dân để đề ra các chính sách đúng đắn. Tôi phải học hỏi nhiều về chống dịch. Hà Nội là Thủ đô nên khá rủi ro với bùng phát, nhất là khi các nguồn lây ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Vĩnh Phúc… liên tục được phát hiện trong các tháng ...

Từ Bính Dần 1986 đến Nhâm Dần 2022: Chặng đường thành công của đổi mới

Hình ảnh
Mùa xuân Nhâm Dần đánh dấu chặng đường hơn 35 năm Đổi mới, Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chặng đường ấy bắt đầu từ năm Bính Dần (1986). Mùa xuân 1975, giang san thu về một dải, nhưng Việt Nam phải đối diện với những khó khăn do chiến tranh để lại. Hạ tầng bị tàn phá, nền kinh tế lạc hậu, cơ chế tập trung, kế hoạch hóa phù hợp huy động nguồn lực cho chiến tranh nay lại trở thành kìm hãm của sự phát triển. Chặng đường thực hiện đường lối Đổi mới từ Bính Dần (1986) đến Nhâm Dần (2022) đã tạo tiền đề, cơ sở cho dân tộc Việt Nam vươn tới mục tiêu cao hơn Trong khi đó, chúng ta phải căng mình cho cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, hồi sinh đất nước trong tình thế bị các nước bao vây cấm vận. Liên Xô và Đông Âu bắt đầu cải cách, mở cửa nên cắt giảm viện trợ. Đời sống nhân dân hết sức khó khăn, tiềm l...

Những bí mật của Tết

Hình ảnh
Từ cách đây mấy năm và cho tới bây giờ, có một số người đã đặt vấn đề bỏ ăn Tết truyền thống và dùng tết dương lịch thay vào. Lý do của họ thật đơn giản. Họ cho rằng Tết truyền thống hiện nay gây ra một số phiền lụy như lãng phí thời gian và vật chất, sinh ra một số thói xấu trong việc biếu xén quà cáp... và làm cho con người mệt mỏi.  Những hiện tượng mà họ đưa ra là đúng. Nhưng hình như họ mắc sai lầm đâu đó trong cách nhìn nhận bản chất của Tết truyền thống của người Việt. Thực chất, những phiền lụy ấy là sinh ra từ thái độ sống của những người lấy Tết như là một lý do để thực hiện những ''kế hoạch'' cá nhân của họ chứ không phải là một sự kiện của văn hóa.  Những sự kiện văn hóa được sinh ra từ đời sống tinh thần của con người và những sự kiện văn hóa ấy quay lại làm nên đời sống tinh thần của con người. Tết chỉ diễn ra trong mấy ngày nhưng lại chứa đựng những giá trị tinh thần bền vững của văn hóa Việt. Mâm cơm cúng ngày 30 Tết của người Việt ở Pháp đầy đ...

Người Việt vẫn 'gọi nhau về'

Hình ảnh
Dù đường xa vạn dặm, ở bất cứ đâu trên trái đất này, người Việt vẫn luôn “biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ”, luôn “gọi nhau về” dưới mái chung… Những chuyến đi công tác nước ngoài, ngoài háo hức tìm hiểu vô vàn điều mới lạ ở xứ người, không hiểu sao tôi luôn ấn tượng khi đi trên phố xa lạ bỗng gặp tấm biển đề chữ “Phở” quen thuộc, ăn một bữa cơm Việt đầm ấm và đặc biệt hơn cả là những lần gặp gỡ bà con người Việt ở đó khiến ai cũng ngỡ như đang gặp nhau ở quê nhà.  Tác giả và TS Nguyễn Đài Trang tại Gian Việt Nam, Toronto (Canada) Chuyến đi đến thành phố Toronto - Canada cách nay vài năm, tôi may mắn được gặp tiến sĩ Nguyễn Đài Trang qua giới thiệu của một đồng nghiệp đang thường trú ở đất nước tây bán cầu xa xôi này.  Nhà Việt Nam thu nhỏ   Đó là một Việt kiều gốc Huế, giọng nói nhẹ nhàng, thu hút. Căn nhà nhỏ đơn sơ nhưng rất “giàu” sách báo và những bức tranh lọt vào tầm mắt khi cánh cửa nhẹ mở, ánh trời và gió nhẹ ùa vào dịu sáng. Tôi nhẹ bước...

Rừng trời, rừng ta

Hình ảnh
Chuyến lên huyện miền núi rẻo cao Kỳ Sơn - Nghệ An hồi đầu năm, tôi ngỏ ý với lãnh đạo huyện về việc muốn đến Tây Sơn, Huồi Tụ ngắm mây núi, cây rừng và viết bài cho… báo xuân! Ông Lầu Bá Chò, Trưởng Ban Dân vận huyện, người tình nguyện dẫn đường sau đó, hóm hỉnh: “Nhà báo cũng chọn đề, ươm bài cả năm trời nhỉ? Ta biết nhà báo định đến đó tìm cái chi. Đó chỉ có cây pơ-mu, sa-mu. Cây của người Mông ta ấy à, ươm lâu, chăm trồng càng lâu, có khi cả đời người. Nhà báo chịu khó leo bám, vừa ngắm vừa thở dốc là đủ tư liệu viết…”.  Tham quan rừng trồng pơ-mu, sa-mu ở Huồi Tụ, Kỳ Sơn (Nghệ An) Vâng, tôi từng cuốc bộ, leo núi suốt buổi, trọn ngày nhiều lần, lên Kỳ Sơn đi ngắn, đi dài cũng không ít. Nhưng được đi thoải mái, không bị gò bó thời gian, công việc được giao như chuyến này thì đây là lần đầu. Tôi cũng từng được ăn Tết cùng đồng bào Mông, đến bản Mông vào dịp cuối đông, xúm quanh bếp lửa và nói chuyện với những người đàn ông biết sõi tiếng Kinh,  còn phần lớn phụ n...

Ngoại giao vắc xin Covid-19 và những câu chuyện thực địa

Hình ảnh
Từ một nước tiếp cận vắc xin Covid-19 chậm, tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất trong khu vực, Việt Nam đã xoay chuyển tình thế, trở thành nước có số lượng tiêm và tốc độ tiêm chủng nhanh hàng đầu thế giới. Tính đến đầu tháng 5/2021, Việt Nam mới tiếp nhận được khoảng 2,6 triệu liều vắc xin, chủ yếu là nguồn COVAX viện trợ. Thế nhưng, số lượng vắc xin về đã tăng theo cấp số nhân. Tháng 8, Việt Nam nhận 15,6 triệu liều; tháng 9 nhận trên 30 triệu liều, giúp đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, kiểm soát dịch bệnh, giảm tỷ lệ tử vong. Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận trên 209,6 triệu liều vắc xin Đến tháng 10, với trên 113 triệu liều vắc xin, tỷ lệ tiêm chủng đã đạt mức có thể đưa đất nước chuyển sang “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh”, khôi phục sản xuất và phục hồi kinh tế. Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận trên 209,6 triệu liều vắc xin, trong đó đã vận động và tiếp nhận được trên 76,4 triệu liều từ trên 30 quốc gia, vùng lãnh thổ thông qua COVAX và viện trợ song...

Khi các nữ Đại sứ hòa mình vào ‘ngoại giao số’

Hình ảnh
Đại dịch tác động không nhỏ tới các hoạt động ngoại giao truyền thống nhưng không thể “làm khó” các nhà ngoại giao trong việc làm tròn sứ mệnh “mang chuông đi đánh xứ người”. Nhận nhiệm vụ đúng lúc Covid-19 bùng phát Covid-19 xảy ra làm cho cuộc sống của chúng ta thay đổi rất nhiều. Đại dịch cũng làm nổi lên vai trò quan trọng của việc kết nối số trong bối cảnh thế giới đang bước vào kỷ nguyên số. Là một trong số các nữ Đại sứ nhận nhiệm vụ vào đúng lúc đại dịch bùng phát trên toàn cầu, Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan Đặng Thị Hải Tâm rất bất ngờ với bối cảnh mới. Sống trong đại dịch, theo dõi sát cách ứng biến của chính phủ và người dân các nước, bà nhận định, kết nối số đã thay đổi cuộc sống một cách sâu sắc, có những tác động phần nào giúp chúng ta vượt qua dịch bệnh. Theo Đại sứ Hải Tâm, thực tiễn từ công tác phòng, chống dịch của thế giới cho thấy, những nước có kết nối số tốt, việc đối phó và vượt qua đại dịch để phát triển kinh tế có vẻ như tốt...

Đã tiêm vắc xin Covid-19 đủ sao vẫn còn do dự mở cửa

Hình ảnh
Chúng ta đã tiêm đủ, đã học sống “thích ứng và an toàn” thì cần tránh các biện pháp hành chính cực đoan từng được đưa ra khi chưa có vắc xin. Một người bạn của tôi kể, mấy ngày trước anh về quê thăm mộ tổ tiên ở Thanh Hóa thì lập tức người ta đến dán bảng “Nhà có người từ Hà Nội về” ở cổng vì cho rằng, anh mang virus về làng. Một số nơi ở Thanh Hóa thậm chí lập lán trại để cách ly người dân về từ vùng khác nhân dịp Tết. Thanh Hóa, nơi nổi danh với việc chính quyền cơ sở cấp thôn bản, thậm chí cấp huyện xã, về việc khóa cửa, nhốt người về từ vùng dịch, không phải là địa phương duy nhất tiến hành các biện pháp  chống dịch cực đoan, cản trở người dân về quê sau 1 năm chia cắt do dịch bệnh. Tình hình đáng lo đến mức, Bộ Y tế, thêm một lần nữa, ra văn bản đề nghị các địa phương không cách ly người về quê đón Tết. Theo bộ này, hiện nay tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại các tỉnh, thành phố đã đạt tỷ lệ cao: Người từ 18 tuổi trở lên được tiêm 1 mũi đạt 100%, tiêm đủ 2 mũi đạt 95,6%,...