Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2022

Chiến sự tại Ukraine: Nghĩ về triết lý ngoại giao

Hình ảnh
Trước nguy cơ bị can thiệp và biến thành nơi cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn, nước nhỏ với vị trí địa chính trị trọng yếu cần linh hoạt, mềm dẻo và thực dụng trong chính sách đối ngoại. Thành công của Thái Lan Khái niệm “ngoại giao cây tre” đề cập tới quan niệm coi mỗi nước cùng các lợi ích quốc gia như bụi tre, sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều luồng gió khác nhau đến từ các quyền lực bên ngoài. Để tồn tại và đứng vững, các chính sách đối ngoại phải linh hoạt và thực dụng. Đây chính là hai nguyên tắc nền tảng của ngoại giao cây tre, với mục tiêu tối thượng là độc lập dân tộc và bảo vệ các lợi ích quốc gia gắn với từng thời kỳ khác nhau. Thái Lan là nước thường được nhắc đến với sự thành công của chính sách ngoại giao mềm dẻo Thái Lan là nước thường được nhắc đến với sự thành công của chính sách ngoại giao mềm dẻo. Trong khoảng 4 thế kỷ gần đây, các chính quyền ở Thái Lan luôn kiên định các lợi ích cốt lõi trong khi lại có thể linh hoạt các biện pháp nhằm ứng biến với sự th...

Sau Covid-19, biến mỗi trạm y tế phường xã thành như 1 doanh nghiệp

Hình ảnh
Cần xây dựng lại hệ thống y tế cơ sở công lập dưới góc nhìn và cách quản lý của một doanh nghiệp để trở nên thực sự hiệu quả. Y tế cơ sở là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống chăm sóc y tế quốc gia giống như những tế bào trong cơ thể. Các tế bào suy yếu, không liên kết chặt chẽ thì hệ thống sẽ rệu rạo. Qua đại dịch Covid-19, chúng ta càng thấy rõ điều này. Hiện chúng ta có một hệ thống y tế mà theo suy nghĩ là hoàn chỉnh, đầy đủ cơ cấu từ trung ương đến địa phương và chúng ta quen với điều đó đến nỗi ít khi nào nghĩ về nó cho tới khi những vấn đề lớn xảy ra. Có khi nào chúng ta nghĩ và nhìn nó theo một cách hoàn toàn khác với lối mòn cũ để thay đổi.  Xếp hàng tại điểm test nhanh của trạm y tế phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội tuần qua để xin giấy xác nhận nhiễm Covid-19. Ảnh: Đình Hiếu Đại dịch vừa qua đã buộc các nhà quản lý y tế quan tâm nhiều hơn tới y tế cơ sở và có những động thái nhằm cải cách nó. Tuy nhiên, đ...

Lằn ranh đỏ của Nga và lựa chọn từ Ukraine

Hình ảnh
Nga từng gửi Mỹ và NATO bản đề nghị gồm 8 điểm, nêu rõ các quan ngại an ninh, trong đó có “lằn ranh đỏ”. Ukraina thì cho rằng, việc gia nhập NATO là câu chuyện của riêng họ, không ảnh hưởng đến an ninh của Nga. XEM VIDEO:   browser not support iframe. Trong phần 1 Talkshow của Tuần Việt Nam, Đại sứ Phạm Quang Vinh - Cố vấn cao cấp Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển quốc tế cùng Đại sứ Hoàng Anh Tuấn - nguyên Phó tổng thư ký ASEAN chia sẻ góc nhìn về xung đột Nga - Ukraina. Căn nguyên chiến sự Đại sứ Hoàng Anh Tuấn có thể điểm những diễn biến chính đang xảy ra hiện nay? Câu chuyện này bắt nguồn từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay, gần hơn là năm 2014 khi Nga sáp nhập Crimea, tiếp theo là một số xáo trộn ở khu vực Donbass, phía Đông của Ukraina , nơi có hai nước Cộng hoà tự xưng là Donetsk và Luhansk. Gần đây nhất là từ cuối năm 2021 đến nay, tình hình trở nên căng thẳng với một số diễn biến sau: Tháng 12/2021, Nga gửi Mỹ và NATO bản đề nghị an ninh gồm 8 đ...

Chiến sự Ukraine bùng nổ và sự tính toán của các bên

Hình ảnh
Trong Talkshow sáng nay, Đại sứ Phạm Quang Vinh và Đại sứ Hoàng Anh Tuấn chia sẻ với độc giả Tuần Việt Nam về nguyên nhân bùng nổ chiến sự Nga - Ukraina cũng như hậu quả khôn lường. Đại sứ Phạm Quang Vinh, Cố vấn cao cấp của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển quốc tế (CSSD) và Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Phó Tổng thư ký ASEAN đã có những phân tích thấu đáo. Rạng sáng 24/2 theo giờ Nga (tức 11h trưa giờ Việt Nam), Tổng thống  Putin tuyên bố mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" nhằm vào miền Đông Ukraina, với lý do đáp lại yêu cầu giúp đỡ từ "Cộng hòa Nhân dân Donetsk" và "Cộng hòa Nhân dân Luhansk", hai nước cộng hòa tự xưng. Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, chiến dịch quân sự ở Ukraina có hai mục tiêu là phi quân sự hóa, phi phát xít hóa Ukraina và Nga phải đạt được chúng. Tổng thống Volodymyr Zelensky đã cáo buộc Nga tiến hành không kích Ukraina, bao gồm thủ đô Kiev, cáo buộc xe quân sự tiến về biên giới Ukraina ...

Talkshow trực tiếp: Chiến sự Nga - Ukraine

Hình ảnh
Chiến sự bùng nổ khiến giá dầu, giá vàng thế giới lập tức tăng vọt, thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo. Điều gì đang xảy ra ở Ukraina? Rạng sáng 24/2 theo giờ Nga (tức 11h trưa giờ Việt Nam), Tổng thống  Putin tuyên bố mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" nhằm vào miền Đông Ukraina, với lý do đáp lại yêu cầu giúp đỡ từ "Cộng hòa Nhân dân Donetsk" và "Cộng hòa Nhân dân Luhansk", hai nước cộng hòa tự xưng. Một cơ sở của Cơ quan Biên phòng Nhà nước Ukraina bị hư hại do pháo kích ở Kiev ngày 24/2. Ảnh: Reuters Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, chiến dịch quân sự ở Ukraina có hai mục tiêu là phi quân sự hóa, phi phát xít hóa Ukraina và Nga phải đạt được chúng. Tổng thống Volodymyr Zelensky đã cáo buộc Nga tiến hành không kích Ukraina , bao gồm thủ đô Kiev, cáo buộc xe quân sự tiến về biên giới Ukraina từ Belarus, Nga và Crimea; đồng thời tuyên bố thiết quân luật trên toàn đất nước. Ông cũng tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao v...

Phó chủ tịch EU: Phát thải ròng về 0 là rất tham vọng nhưng làm được

Hình ảnh
Phó chủ tịch điều hành Ủy ban châu Âu đã đến Việt Nam nhằm trao đổi về cam kết được Việt Nam đặt ra ở hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về khí hậu (COP26) tại Glasgow, cũng như hỗ trợ của EU để giảm thiểu khí thải nhà kính. Chuyến thăm của ông Frans Timmermans diễn ra sau khi Chính phủ cam kết cắt giảm hoàn toàn lượng phát thải ròng tại COP26. Trao đổi với Tuần Việt Nam, ông Frans Timmermans nói: VN đã có một bước tiến tham vọng khi đặt mục tiêu đưa lượng phát thải ròng về 0 trước năm 2050. Đây là một mục tiêu quan trọng, và đòi hỏi trước nhất việc dừng các kế hoạch mới cho các dự án nhiệt điện than không có công nghệ giữ lại CO2, đồng thời giảm dần sản lượng điện than, phù hợp với cam kết của Việt Nam tại COP26 với "Tuyên bố chuyển từ điện than sang điện sạch". EU sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh của VN. VN có tiềm năng to lớn để tiếp tục phát triển năng lượng tái tạo. Trong những ngày vừa qua, chúng tôi đã thảo luận về các phương hướng áp dụng kinh...

Nga 'động binh' tại Ukraine và hệ quả với an ninh châu Âu

Hình ảnh
Những ngày qua, Tổng thống Mỹ cùng các nhà lãnh đạo Ukraina, NATO và phương Tây nóng lòng "đếm ngược thời gian" chờ cuộc tấn công tổng lực của Nga. Tuy nhiên, ông Putin làm cả Mỹ và phương Tây "té ngửa". Tổng thống Nga bất ngờ công nhận nền độc lập của 2 nước "cộng hòa tự xưng" là Luhansk và Donetsk ở khu vực Donbass thuộc  Ukraina ngày 21/2, đồng thời lập tức đưa quân Nga sang thực hiện sứ mạng "gìn giữ hòa bình". Vậy động thái của ông Putin có tác động ra sao đến hòa bình, an ninh châu Âu, cũng như an ninh của thế giới?  Tính toán của Nga  Nếu theo dõi các diễn biến trước sự kiện ngày 21/2, chúng ta thấy kể từ khi xung đột bùng phát ở miền Đông Ukraina cách đây 8 năm, sự phối hợp giữa Nga và các thực thể vừa được Nga công nhận ở Donbass là CH Luhan và CH Donetsk diễn ra khá bài bản. Tổng thống Putin ký sắc lệnh công nhận độc lập của hai vùng ly khai của Ukraina ở Donbass. Ảnh: TASS Cần nhớ rằng Luhansk và Donetsk chỉ là 2 trong s...

Nga công nhận độc lập của 2 vùng ly khai ở Ukraine: Hệ quả với châu Âu

Hình ảnh
Những ngày qua, Tổng thống Mỹ cùng các nhà lãnh đạo Ukraina, NATO và phương Tây nóng lòng "đếm ngược thời gian" chờ cuộc tấn công tổng lực của Nga. Tuy nhiên, ông Putin làm cả Mỹ và phương Tây "té ngửa". Tổng thống Nga bất ngờ công nhận nền độc lập của 2 nước "cộng hòa tự xưng" là Luhansk và Donetsk ở khu vực Donbass thuộc  Ukraina ngày 21/2, đồng thời lập tức đưa quân Nga sang thực hiện sứ mạng "gìn giữ hòa bình". Vậy động thái của ông Putin có tác động ra sao đến hòa bình, an ninh châu Âu, cũng như an ninh của thế giới?  Tính toán của Nga  Nếu theo dõi các diễn biến trước sự kiện ngày 21/2, chúng ta thấy kể từ khi xung đột bùng phát ở miền Đông Ukraina cách đây 8 năm, sự phối hợp giữa Nga và các thực thể vừa được Nga công nhận ở Donbass là CH Luhan và CH Donetsk diễn ra khá bài bản. Tổng thống Putin ký sắc lệnh công nhận độc lập của hai vùng ly khai của Ukraina ở Donbass. Ảnh: TASS Cần nhớ rằng Luhansk và Donetsk chỉ là 2 trong s...

VBF 2021 và lời cảm ơn của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Hình ảnh
Những lời cảm xúc của Thủ tướng Phạm Minh Chính có thể sẽ là điều đọng lại trong nhiều doanh nhân, tổ chức quốc tế sau Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF). “Tôi rất xúc động khi dự hội nghị này, nghe nhiều ý kiến với tâm huyết, trách nhiệm của những người rất hiểu Việt Nam, cả thành tựu và cả khó khăn trước mắt”, Thủ tướng Phạm Minh Chính mở đầu bài phát biểu với đại diện các tổ chức quốc tế, các hiệp hội DN trong nước và nước ngoài tham dự VBF ngày 21/2, cả trực tiếp và trực tuyến.  Thủ tướng nhiều lần nhấn mạnh về những ý kiến rất hiểu Việt Nam, những đặc thù của một nền kinh tế đang phát triển, dù đang có được những thành tựu sau hơn 30 năm Đổi mới, nhưng còn nhiều khó khăn, thách thức.  Điều này cũng gửi đi thông điệp của người đứng đầu Chính phủ với bộ máy, các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương với những kiến nghị, vướng mắc mà DN đưa ra tại VBF 2021.  Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên cấp cao Diễn đàn doan...

Trương Thế Diệu, thợ giỏi thời số hóa

Hình ảnh
Trương Thế Diệu (Quỳnh Lưu, Nghệ An) liên tiếp có những thành tích tự hào: Huy chương bạc kỳ thi tay nghề thế giới, được Nhà nước trao huân chương Lao động hạng nhì, Gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam và Đại sứ Kỹ năng nghề Việt Nam 2021. Ngạc nhiên là bởi học trò xứ Nghệ nức tiếng giỏi học, giỏi thi, học giỏi rồi làm thầy giỏi, chứ từ xưa tới nay thấy được mấy người giỏi làm, giỏi nghề, rồi tay nghề giỏi, làm thợ giỏi được như Trương Thế Diệu.  Trương Thế Diệu sẵn sàng đi học trường nghề, để làm nghề Thú vị nữa là đất học Quỳnh Lưu bao đời khoa bảng, làng tiến sĩ, họ tiến sĩ, gia đình tiến sĩ nay lần đầu tiên của cả nước, cả tỉnh, cả huyện lại “đẻ” ra một chàng trai tay nghề giỏi, vươn tầm thế giới, sánh ngang cả với thợ giỏi của các nước công nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc...  Sẵn sàng làm nghề, làm thợ giỏi   Thú vị là qua câu chuyện của Trương Thế Diệu, mới biết hóa ra chàng trai này là người dám chấp nhận chuyệ...

Cao tốc Bắc - Nam: Chỉ định thầu công khai, cụ thể hóa trách nhiệm

Hình ảnh
Việc chỉ định thầu với 12 dự án cao tốc Bắc - Nam có quy mô lớn, vốn đầu tư hàng trăm ngàn tỉ đồng cần bổ sung hàng loạt tiêu chí để đảm bảo trách nhiệm giải trình của các bên. Chưa có tiền lệ Trong nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ  cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Chính phủ cho phép Bộ trưởng GTVT và người có thẩm quyền được áp dụng hình thức chỉ định thầu. Hình thức này được áp dụng trong hai năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn, di dời hạ tầng kỹ thuật, đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Quyết định chỉ định thầu dựa trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng GTVT và kết quả thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông có tổng mức đầu tư 146.990 tỉ đồng, dài 729km, chia thành 12 dự án thành phần trên các đoạn Bãi Vọt (Hà Tĩnh) - Cam Lộ (Quảng Trị), Quảng Ngãi - Nha Trang và Cần Thơ - Cà Mau. Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư hồi đầu tháng 11/2021. Bộ GTVT c...