Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2022

Những cái tên bị gọi vụ Việt Á và thái độ không khoan nhượng với cái xấu

Hình ảnh
Trước bản kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ về chuyện trục lợi từ kit xét nghiệm Việt Á, dư luận xã hội thêm tin tưởng vào quyết tâm làm trong sạch bộ máy lãnh đạo của Đảng. Khi con số 800 tỉ đồng được Phan Quốc Việt - Tổng giám đốc công ty Việt Á thừa nhận đã dùng để bôi trơn cho việc mua bán kit xét nghiệm Covid trị giá 4.000 tỉ đồng thực hiện trót lọt trong 2 năm 2020- 2021, thì cũng là lúc dư luận đặt câu hỏi về những mờ ám trong phi vụ làm ăn nghìn tỉ này. Kỳ họp 13 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ảnh: Ủy ban Kiểm tra Trung ương Rồi sự thật cũng được phơi bày. Những món hoa hồng, những bọc tiền hối lộ đã dần tìm được đích danh kẻ đưa, người nhận. Lãnh đạo công ty Việt Á và hàng loạt lãnh đạo các CDC địa phương, những người từng cao giọng khẳng định trong sạch, không tơ hào, vụ lợi, cuối cùng cũng phải thừa nhận hành vi nhận tiền dưới gầm bàn, chấp nhận tra tay vào còng chờ ngày hầu tòa. Bảo vệ kỷ cương phép nước Sự quan tâm của dư luận không dừng lại ở chuyện hối lộ,

Phát triển năng lượng xanh, sạch: Sự quyết liệt của Chính phủ

Hình ảnh
Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An nhận định, Việt Nam có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển năng lượng xanh, sạch, bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên còn là sự chủ động định hướng dài hạn của Chính phủ. Ngày 24/1, tại hội nghị cấp cao lần thứ 4 của Nhóm Đối tác năng lượng Việt Nam VEPG, ông Đặng Hoàng An nhấn mạnh, Chính phủ đẩy mạnh và quyết tâm thực hiện chuyển đổi cơ cấu ngành năng lượng theo tinh thần phát huy nội lực, đồng thời tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ từ các đối tác phát triển. Điện mặt trời đã bùng nổ sau khi được hưởng cơ chế giá cao. Ảnh: Lương Bằng Theo Thứ trưởng, những năm gần đây, với các chính sách khuyến khích của Chính phủ, nguồn năng lượng tái tạo đang phát triển mạnh mẽ với con số ấn tượng. Tính đến hết năm ngoái, tổng công suất đặt các nguồn năng lượng tái tạo đạt 20.670 MW, chiếm 27% tổng công suất đặt toàn hệ thống (76.620 MW); sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo đã đạt 31,508 tỷ kWh, chiếm 12,27% tổng sản lượng điện

Kỳ tích ở các thủ phủ điện gió

Hình ảnh
Miền Trung, Tây Nguyên được coi là thủ phủ điện gió khi có hàng loạt dự án. Nhiều địa phương lần đầu tiên thu ngân sách vượt kế hoạch nhờ sự có mặt của các dự án điện gió. “Đánh thức” Tây Nguyên Đắk Lắk, Đắk Nông là 2 tỉnh của  Tây Nguyên có nhiều dự án điện gió trong bản đồ năng lượng Việt Nam. Không chỉ là thủ phủ của boxit, vựa cây công nghiệp, tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo của Tây Nguyên cũng đang được đánh thức. Điện gió phát triển mạnh nhờ chính sách khuyến khích về giá. Ảnh: Lương Bằng Ở hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh năm 2019, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đánh giá, Đắk Lắk có những vùng đất khô cằn đầy nắng gió với nguồn bức xạ mặt trời cao gây khó khăn đối với sản xuất nông - lâm nghiệp, nhưng lại là thuận lợi rất lớn để phát triển năng lượng tái tạo, tận dụng đầu tư khai thác sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Tháng 3/2019, cụm công trình điện mặt trời Sêrêpôk tại xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn được khánh thành sau 6 tháng khởi công. Với côn

Từ COP26: Hành trình Việt Nam thành trung tâm sản xuất xanh của thế giới

Hình ảnh
Việt Nam đang được biết đến như một công xưởng của thế giới. Nhưng với những cam kết tại COP26, Việt Nam phải trở thành một “công xưởng xanh”, một trung tâm sản xuất xanh của thế giới. LTS:  Ngày 14/2, làm việc với đoàn công tác của ông Alok Kumar Sharma - Bộ trưởng, Chủ tịch COP26 (Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu), Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà cho biết: “Dự thảo quy hoạch điện Việt Nam sẽ từng bước chuyển sang các nguồn năng lượng sạch. Khu vực cần bảo vệ thì khoanh lại để giữ rừng, môi trường và đưa ra các giải pháp giảm khí metan, tái tạo rác thải bảo vệ môi trường”. Đây cũng là một trong các nội dung để cụ thể hóa cam kết của Việt Nam tại COP26 diễn ra vào cuối năm ngoái, đó là đưa mức phát thải về 0 vào năm 2050, bảo đảm giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C vào cuối thế kỷ, đồng thời loại bỏ dần năng lượng hóa thạch, phát triển năng lượng sạch, giảm phát thải metan. Ngày 30/1, Văn phòng Chính phủ cũng phát thông bá

Cuộc chiến thông tin Nga - Ukraine

Hình ảnh
Kể từ khi chiến sự bùng nổ tại Ukraine, dư luận thế giới nhanh chóng cảm nhận được sự hỗn loạn trên mặt trận thông tin. Từ cuối thế kỷ trước, nhiều chuyên gia đã đi đến kết luận rằng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các tập đoàn lớn và xã hội sẽ mở rộng khả năng giải quyết các vấn đề chính trị bằng cách định hướng thông tin lên các chủ thể. Khu trung tâm thương mại ở Kiev bị phá hủy sau một trận không kích của Nga. Ảnh: REX Trong thời đại hiện nay, với sự bùng nổ của Internet cùng với trí tuệ nhân tạo, các ông lớn trong lĩnh vực công nghệ (Big Tech) như Google, Facebook, Twitter, YouTube... giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng thông tin cho người dân toàn thế giới. Thiếu quá nhiều dữ liệu chính xác Kể từ khi xung đột quân sự bùng nổ tại Ukraine , dư luận thế giới đã nhanh chóng cảm nhận được sự hỗn loạn trên mặt trận thông tin. Quả thực đã có sự “khấp khểnh” giữa phân tích quân sự về bước tiến của quân đội Nga trên chiến trường và các mạng xã

Cởi trói cho các đầu tàu kinh tế

Hình ảnh
Tại hội nghị Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN vừa qua, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nói: Chính phủ, Thủ tướng sẽ có những quyết sách để cởi trói, tạo động lực mạnh mẽ, khơi thông nguồn lực DNNN. Bài học rút ra Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, có một số bài học kinh nghiệm rút ra trong thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN giai đoạn 2016-2021 để chúng ta suy ngẫm. Thứ nhất, vai trò, vị trí và sứ mệnh của DNNN được xác định hết sức lớn và đầy thách thức, nhưng quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi không tương xứng. Thứ hai, để phát triển đất nước nhanh và bền vững, cần huy động và tập trung được nguồn lực tại DNNN cho đầu tư phát triển, nhất là phát triển hạ tầng, nắm bắt công nghệ cốt lõi, phát triển các ngành, nghề và sản phẩm mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Thứ ba, trong quản lý nhà nước, phải coi DNNN có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như các DN khác trong nền kinh tế; hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Vì vậy, DNNN phải được trao đầy đủ quyề

Mong cỗ xe DNNN lăn bánh nhanh như các thành phần kinh tế khác

Hình ảnh
Thời gian qua, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn chưa thực hiện được vai trò dẫn dắt, tạo động lực đối với nền kinh tế cũng như thiếu tầm nhìn chiến lược để phát triển, nhất là tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu và vươn ra quốc tế.  Giảm gánh nặng ngân sách nhà nước Tại hội nghị Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN mới đây, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phân tích những điều DNNN đã làm được trong thời gian qua. Thứ nhất, DNNN đang nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, công nghệ, nhân lực chất lượng cao; có doanh thu và đóng góp đáng kể vào thu ngân sách nhà nước (NSNN): Chỉ riêng các DN 100% vốn nhà nước đang nắm giữ khoảng 7% tổng tài sản và 10% vốn chủ sở hữu của toàn bộ DN trên thị trường. Tổng tài sản của khối DNNN theo giá trị sổ sách năm 2021 khoảng 4 triệu tỷ đồng; quy mô tài sản bình quân của 1 DNNN khoảng 4.100 tỷ đồng, cao gấp 10 lần DN có vốn đầu tư nước ngoài và gấp 109 lần DN tư nhân trong nước. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Các tập đoà

Chữa bệnh khoe mẽ của cán bộ, đảng viên

Hình ảnh
Từ xa xưa trong xã hội đã xuất hiện những kẻ khoe mẽ, khoác lác. Chữa bệnh khoe mẽ của cán bộ, đảng viên là việc làm cần thiết. Nếu là những thường dân nói khoác, kể những câu chuyện có tính chất phóng đại cho vui thì có thể vô hại mà lại có ích là giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống như kiểu chuyện “bác Ba Phi”, chuyện “Trạng Quỳnh”... Thế nhưng sự khoe mẽ, khoác lác của những người làm quan xưa kia, những cán bộ ngày nay thì lại có hại vô cùng. Bởi sự khoác lác ấy sẽ đánh lừa quần chúng, làm cho họ lẫn lộn thật giả, dẫn đến nhận thức lệch lạc, tiêu cực. Tính khoe mẽ, khoác lác giống như một mầm bệnh, lâu ngày sẽ biến các cán bộ thành kẻ ảo tưởng, huyễn hoặc về bản thân, nói nhiều, làm ít, nói hay, làm dở, hoặc chỉ nói mà không làm, tệ hơn là làm thoái hóa, biến chất cán bộ, đảng viên... Từ dựa hơi nói khoác... Tật khoe mẽ, khoác lác của cán bộ không phải bỗng nhiên mà có. Nó được hình thành từ trong quá trình công tác, từ quá trình tiếp xúc, quan hệ với các cá nhân, cơ quan

Tướng Nguyễn Huy Hiệu: Vị chỉ huy nhớ tên tuổi chiến sĩ hy sinh sau mỗi trận đánh

Hình ảnh
Tôi chưa bao giờ thấy một vị chỉ huy chiến trường sau mỗi trận đánh lại nhớ được tên tuổi, quê quán chính xác của các chiến sĩ hy sinh đầy đủ như Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu. Hẹn hò với mấy người bạn văn thơ đến thăm Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tôi cứ mường tượng một vị tướng nghiêm nghị, chắc khó gần lắm. Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Vậy mà, khi tìm đến Văn phòng của Thượng tướng, người ngồi trong phòng vẫy tay thân mật gọi tôi lại là một trung niên, phong phanh cánh áo phông kèm nụ cười niềm nở trên môi. Chờ giới thiệu xong, ông đứng dậy bắt tay, kéo tôi ngồi ghế cạnh mình. Giọng ông trầm ấm như của một thầy giáo trên bục giảng: Mình đang kể cho các bạn nghe về “Một thời Quảng Trị” nóng bỏng. Vừa nói, ông vừa nâng cuốn sách dày cộp bìa cứng trên tay tặng tôi. Tôi lặng lẽ ngồi ngắm vị tướng lừng danh năm xưa. Ông quá trẻ so với tuổi. Nhìn ông say sưa kể về một thời Quảng Trị đạn bom khắc nghiệt, vừa như

Madeleine Albright, người đặt nền móng cho ngoại giao Mỹ - Việt

Hình ảnh
Tháng 6/1997, trong buổi lễ trang trọng diễn ra ở sân Đại sứ quán Mỹ cũ ở miền Nam Việt Nam (vốn bị bỏ hoang), Ngoại trưởng Mỹ Madeleine K. Albright đã đặt viên đá đầu tiên để xây dựng Lãnh sự quán mới...  "Đây sẽ trở thành biểu tượng và vật chất của sự hiện diện ngoại giao đầu tiên của Mỹ tại đây trong một phần tư thế kỷ qua'', bà Albright nói. Bà tránh đề cập trực tiếp đến cuộc chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của gần 58.000 quân nhân Mỹ cũng như khoảng 3 triệu người lính và dân thường Việt Nam, tờ New York Times đăng tải trong bài viết ngày 29/6/1997. Hai dân tộc trên hành trình chung Bà Albright là Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến TP.HCM kể từ khi quân giải phóng nắm giữ thành phố (tên gọi lúc đó là Sài Gòn), Đại sứ Mỹ di tản và chiến tranh kết thúc. Bà nói, Lãnh sự quán mới tượng trưng cho ''hai dân tộc trên hành trình chung từ xung đột đau thương đến tôn trọng lẫn nhau",  New York Times cho biết. Bà Albright là Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến thăm TP.