Thành người hơn thành tích

“Con đã cứa tay chân nhiều lần trong nhiều năm, nhưng cha mẹ không biết”, cô bé vừa nói vừa đưa cho tôi xem những vết sẹo mờ chằng chịt trên cổ tay và cánh tay.

“Tại sao con lại chọn cách làm đau mình như vậy?”, tôi hỏi.

“Con làm thế để cái đau thể xác khỏa lấp đi những bứt rứt, khó chịu, khổ tâm mà con không chịu nổi. Con không có cách nào khác”.

Nữ sinh cấp 3 này được mẹ đưa đến gặp tôi trị liệu tâm lý sau một thời gian dài thấy con sa sút học tập, có những lời nói tiêu cực, dễ kích động và nổi giận bất ngờ. Một trong những tác nhân tạo ra tình trạng rối loạn tâm lý và trầm cảm của em là sự kiểm soát, kỳ vọng quá mức từ cha mẹ cũng như áp lực học tập ngày càng đè nặng. Cô là một học sinh trường chuyên, từng đạt nhiều giải thưởng học sinh giỏi các cấp. Đến khi gặp thêm biến cố tình cảm, tình bạn ở trường, cô bé “ngã quỵ”.

Một nam sinh cấp 3 ở một trường quốc tế cũng từng nhốt mình trong phòng hơn 1 năm trời. Em tìm cách kết thúc chính mình hơn 10 lần, được mẹ đưa đến gặp tôi. Em ở trong tình trạng u uất và trầm cảm nhiều năm trước khi có hành động đó. Em bị bắt nạt ở trường, gặp khó khăn trong học tập, không có người thân, bạn bè để chia sẻ, không tìm thấy sự hỗ trợ từ thầy cô và mẹ. Kỳ vọng quá lớn từ mọi người, em thấy mình là nạn nhân của gia đình, trường học, xã hội. Em thấy mình vô dụng.

{keywords}
Rèn luyện và phát triển cho các em khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề cũng như các kỹ năng sống là những việc thiết yếu hơn áp đặt thành tích học tập

Tình trạng đơn độc, u uất kéo dài suốt nhiều năm từ cấp 1 đến cấp 3. Cho đến khi em có hành động dại dột, mẹ em mới hoảng loạn và giật mình nhận ra. 

Đa số trẻ có ý định hay hành vi tự làm đau chính mình thường có những dấu hiệu trầm cảm, rối loạn tâm lý trước đó.  

Nhiều lần trị liệu tâm lý cho những bạn trẻ đã từng hủy hoại cơ thể, mạng sống của mình, tôi nhận ra các em đều có chung một suy nghĩ là không còn cách nào khác để giải quyết những bế tắc đang gặp phải. Các em không chịu đựng được những kỳ vọng của người khác nữa. 

Trong lúc những cảm xúc tiêu cực như tức giận, tuyệt vọng, vô dụng, xấu hổ, tội lỗi, đau khổ bùng phát, có những em đã chọn cách giải thoát bằng kết thúc tất cả. Luôn  có cách tích cực hơn, hiệu quả hơn. Tiếc là các em trong tình trạng quẫn trí, không thể tự nhìn ra. 

Dành thời gian đồng hành cùng con

Sẽ tốt hơn nếu cha mẹ nhận biết tình trạng sớm, giúp các em gỡ rối và chữa lành tổn thương tâm lý. Điều này chỉ có được khi phụ huynh dành thời gian quan sát, lắng nghe, giao tiếp cởi mở, cho con cơ hội giãi bày. Nhận biết và thấu hiểu những gì đang diễn ra bên trong và bên ngoài con luôn quan trọng. 

Cha mẹ không để những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực tích tụ và bủa vây con một mình trong thời gian dài, không để con đơn độc trong những vấn đề của mình. Cha mẹ tạo cho con cảm giác an toàn, được yêu thương, được chấp nhận như con vốn là, thay vì áp đặt các kỳ vọng của bản  thân lên đứa trẻ. 

Khi thấy con có dấu hiệu trầm cảm hoặc tự hủy hoại, một giải pháp là đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý để chữa lành những tổn thương bên trong. Một hệ thống các biện pháp tâm lý dựa trên nền tảng  y học và khoa học đúng giúp con giải quyết hiệu quả, thấu đáo những vấn đề đang mắc kẹt.

Trẻ lên 9 đã phát triển mạnh ý thức về bản thân và cuộc sống. Những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình phức tạp, những đứa trẻ nhạy cảm, hoặc đã phát triển mạnh cái “tôi” độc lập có nhiều vấn đề hơn những đứa trẻ vô tư.  

Sự kiểm soát, áp đặt nhận thức và kỳ vọng thành tích quá mức của cha mẹ sẽ khiến con trẻ cảm thấy bị phủ nhận, không được thấu hiểu và tôn trọng. Sự chỉ trích và đòi hỏi từ cha mẹ khiến con trẻ mang mặc cảm yếu kém, thậm chí tội lỗi. Những em tâm lý yếu luôn  thấy mình không đủ tốt, không đủ xứng đáng để sống nữa. Những lời la mắng, đòn roi khiến con trẻ sợ hãi hơn là trưởng thành.

Ý định dại dột không phải trò đùa trẻ con. Theo UNICEF, mỗi ngày có khoảng 3.000 trẻ vị thành niên tự tử trên thế giới. Theo WHO, tự tử là nguyên nhân thứ 4 gây tử vong ở trẻ từ 15-19 tuổi.

Để ngăn ngừa hiểm họa này, cha mẹ ưu tiên dành thời gian đồng hành, giúp con có thời vui chơi, tập luyện thể chất và các sở thích cá nhân bên cạnh việc học tập. Rèn luyện và phát triển ở trẻ khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề cũng như các kỹ năng sống là những việc thiết yếu hơn áp đặt thành tích học tập. 

Thành người lúc nào cũng quan trọng hơn thành tích.

Trần Kim Thành

Lá thư ấm áp từ cô giáo Pháp và bài kiểm tra của học sinh Việt

Lá thư ấm áp từ cô giáo Pháp và bài kiểm tra của học sinh Việt

Con gái tôi vừa gấp quần áo vừa lấy tay quệt nước mắt. Tôi hốt hoảng hỏi con, có phải ở trường đã xảy ra chuyện gì hay không. Tôi càng hoảng hơn khi con gật nhẹ đầu thay cho câu trả lời.



from Tuần Việt Nam - tin tiêu điểm, tin đa chiều Vietnamnet https://ift.tt/wkl5Hea
v

thương hiệu gốm sứ quà tặng Minh Long 1 được khách hàng yêu thích Minh Long 1 với dịch vụ quà tặng Minhlong master uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng về nhiều loại món quà tặng gốm sứ sang trọng cao cấp, với dịch vụ in hình, in logo lên quà tặng, ưu đãi cho khách hàng đặt SLL sản phẩm bộ ấm chén Minh Long, Bộ ấm trà Minh Long, bộ đồ ăn Minh Long, ly sứ in logo minhlong, ly sứ dưỡng sinh, bình hoa gốm sứ, bình hoa quà tặng. Có thể xem các sản phẩm của Mekoong với các mặt hàng đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, văn phòng phẩm, Mỹ phẩm chính hãng... c

Xem chi tiết fanpage: 

Quà tặng gốm sứ: https://www.facebook.com/minhlongquatang

Minh long 1 Gốm Sứ: https://www.facebook.com/minhlong1hcm

Nhận xét